Đồng Phục Bảo Hộ Lao Động
Đồng phục bảo hộ lao động là sản phẩm không thể thiếu trong các công ty, xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh,… giúp bảo vệ người lao động trong quá trình làm việc. Ở bài viết dưới đây, Đồng phục Ong Vàng sẽ chia sẻ đến các bạn top 30+ mẫu đồ bảo hộ lao động chuyên dụng với giá tốt nhất thị trường. Cùng tham khảo ngay nhé!
1. Đồng phục bảo hộ lao động là gì?
Quần áo bảo hộ lao động là những trang phục có thiết kế, màu sắc cũng như kiểu dáng giống nhau và mang đặc thù riêng của mỗi ngành nghề thuộc các tính chất công việc như: cơ khí, xây dựng, hóa chất, hầm mỏ, vệ sinh môi trường, y tế…
Trang phục này được thiết kế với công dụng là hạn chế tối đa các tác nhân gây hại từ bên ngoài làm ảnh hưởng đến sức khỏe hay tính mạng của người lao động trong quá trình làm việc. Do vậy, bảo hộ lao động là một phần quan trọng không thể thiếu đối với những người lao động làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều điều xấu.
2. Lợi ích khi may đồng phục bảo hộ lao động
May đồng phục bảo hộ lao động cho công nhân sẽ góp phần vô cùng to lớn đảm bảo sự an toàn cho người lao động. Đặc biệt, đây cũng xem như bộ mặt của đơn vị sử dụng lao động. Cùng tham khảo một vài lợi ích ở nội dung dưới đây.
2.1 Bảo vệ an toàn cho người lao động
Những bộ đồng phục bảo hộ thường được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn riêng phù hợp với từng ngành nghề. Đây là yếu tố để bảo vệ cho sức khỏe con người trong khi làm việc.
Các loại đồ đồng phục công nhân thường có thiết kế kín đáo, vải dày và kích thước lớn để tránh được sự khắc nghiệt của thời tiết hay hạn chế được các chất độc hại bám vào cơ thể. Qua đó, công nhân có thể yên tâm và thoải mái hơn khi làm việc.
2.2 Tăng sự uy tín cho doanh nghiệp
Đồng phục công nhân là yếu tố không kém phần quan trọng giúp tăng sự chuyên nghiệp cho doanh nghiệp. Bởi đồng phục sẽ giúp tạo nên nét đồng điệu cho các nhân viên trong công ty. Nhờ vậy, khách hàng cũng như đối tác sẽ tin tưởng hơn và sẵn sàng hợp tác với đơn vị một cách thuận lợi.
2.3 Tăng sự tự tin cho công nhân
Công nhân khi được mặc bảo hộ lao động sẽ thoải mái và tự tin hơn trong khi làm việc. Nhờ vậy mà thái độ cũng như tinh thần của người lao động sẽ được tích cực hơn, từ đó năng suất làm việc cũng tăng lên.
Đặc biệt, quần áo bảo hộ giúp người mặc cảm thấy yên tâm vì luôn được bảo vệ một cách an toàn. Đây là một cách hay để cho doanh nghiệp luôn được nhân viên tin tưởng và cống hiến hết sức của mình.
3. Các loại vải sử dụng để may đồng phục bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động đồng phục gắn liền với sự an toàn, vì thế mà chất liệu vải khi dùng để may đồng phục phải luôn được chú trọng. Tùy theo ngành nghề mà chất liệu vải may sẽ khác nhau. Dưới đây là các loại vải may quần áo bảo hộ lao động phổ biến hiện nay
3.1 Vải cotton bảo hộ
Cotton là loại vải thoáng mát và có khả năng hút ẩm rất tốt. Nhược điểm của chất liệu này thì thường cứng nên sẽ khó tạo được form dáng đẹp khi may áo đồng phục công nhân. Tuy nhiên, đây cũng là chất liệu phổ thông có khả năng kháng nước, bụi bẩn tốt nên thường được nhiều cơ sở sản xuất lựa chọn để may quần áo bảo hộ lao động.
3.2 Vải Kaki bảo hộ
Chất liệu kaki cũng có độ cứng hơn so với những loại vải khác, vì vậy các cơ sở sản xuất thường pha trộn kaki với loại vải thun. Điều này sẽ giúp tạo được sự co giãn cho bộ trang phục, giúp người lao động hoạt động dễ dàng hơn trong quá trình làm việc. Đây là một cải tiến tuyệt vời trong thiết kế đồ bảo hộ giúp người mặc được bảo vệ tốt hơn và vẫn thoải mái khi làm việc.
3.3 Vải Kate bảo hộ
Bảo hộ lao động còn được làm từ loại vải với chất liệu mềm, mát, dễ hút ẩm, đặc biệt là không tạo cho người mặc cảm giác khó chịu khi sử dụng trong thời gian dài. Giá thành của vải kate cũng khá rẻ nên thường được nhiều khách hàng sử dụng khi may áo đồng phục bảo hộ.
4. Một số tiêu chuẩn khi may quần áo bảo hộ lao động
Một bộ đồng phục bảo hộ tốt, an toàn và theo tiêu chuẩn của quần áo bảo hộ sẽ phải đáp ứng được các tiêu chí quan trọng sau đây:
4.1 Thiết kế và kiểu dáng
Bảo hộ lao động cần được thiết kế các chi tiết tối giản hết mức có thể nhưng vẫn tạo nên điểm nhấn cho sản phẩm. Trang phục cần có thêm một số chi tiết như là túi hộp, túi đa năng và túi chéo để giúp cho quá trình làm việc của người lao động trở nên thuận tiện hơn.
Ngoài ra, khi thiết kế bảo hộ lao động cũng cần lưu ý:
- Size áo rộng
- Có thêm đai phản quang nếu cần cho ngành nghề công việc.
- Túi áo, túi quần phân bổ hợp lý.
- Chọn chất liệu đồng phục thoáng mát mà vẫn đảm bảo được sự an toàn đối với người lao động.
Đặc biệt, tại May Ong Vàng hiện nay có rất nhiều kiểu dáng về đồng phục lao động cho bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo ngay tại May Ong Vàng để chọn được những sản phẩm phù hợp nhất.
4.2 Chất liệu
Vải may áo đồng phục bảo hộ lao động cần phải dày dặn, có độ bền cao. Bởi các công việc có tính chất nguy hiểm như là cơ khí, lính cứu hỏa, nhân viên kho lạnh… thường phải chịu các tác động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng.
Do vậy, bảo hộ cần được may từ chất liệu có khả năng chống chịu tương ứng bởi có thể bảo vệ tốt cho người mặc. Bên cạnh đó, quần áo bảo hộ cũng cần phải đáp ứng được tiêu chí mềm mịn, thoáng mát và co giãn để người mặc có thể thoải mái hơn khi làm việc và vận động.
4.3 Sự phù hợp với ngành
Quần áo đồng phục lao động cũng cần phải phù hợp với mỗi ngành nghề có tính chất đặc thù công việc khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện làm việc, đồng phục bảo hộ sẽ đáp ứng được những tiêu chuẩn riêng về màu sắc, thiết kế đến kiểu dáng trong môi trường có nhiều bụi bẩn, nóng, tiếp xúc với lửa, khí thải độc hại.
4.4 Màu sắc áo bảo hộ
Các tiêu chí về màu sắc khi chọn đồng phục bảo hộ lao động mà người tiêu dùng nên đặc biệt lưu ý như sau:
- Có thêm màu phản quang để làm việc dễ dàng hơn khi trời tối cũng như hạn chế các sự va chạm.
- Màu trang phục lao động cần phù hợp với vẻ đẹp thương hiệu của doanh nghiệp
Hiện nay, những mẫu đồ lao động có các màu sắc như là xanh, vàng, cam, xám… là sự lựa chọn tối ưu được nhiều khách hàng ưa chuộng.
5. Mẫu đồng phục bảo hộ theo ngành nghề
Các mẫu đồng phục bảo hộ thường được phân loại theo tính chất công việc đặc thù của mỗi ngành nghề để tạo nên sự chuyên nghiệp, cụ thể như:
5.1 Đồng phục bảo hộ kỹ thuật
Kỹ sư hay kỹ thuật viên công trình thường phải thường xuyên đến các công trình để giám sát cũng như nghiệm thu. Do vậy, quần áo của kỹ thuật cũng cần đáp ứng các tiêu chí như chống ẩm, thoáng mát và cách nhiệt tố. Đặc biệt phải có độ co giãn 4 chiều để thuận tiện di chuyển.
5.2 Đồng phục bảo hộ kỹ sư xây dựng
Những người làm trong lĩnh vực xây dựng thường có nhiều rủi ro, nguy hiểm. Đây là môi trường có điều kiện làm việc tương đối khắc nghiệt khi phải trực tiếp chịu nắng gió và bụi bẩn.
Vậy nên, các loại đồng phục bảo hộ dày dặn, chống chịu tốt ở mọi điều kiện thời tiết là tiêu chí của mẫu đồ bảo hộ này. Đặc biệt, trang phục cũng cần có độ thấm hút cao để người mặc luôn cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi làm việc.
5.3 Đồng phục cho thợ hàn và lao động ngành cơ khí
Trang phục cho nhân viên cơ khí thường rộng rãi, đường may chắc chắn với chất vải mát mẻ và dày dặn. Do vậy, chất liệu sử dụng phổ biến cho mẫu đồng phục này là kaki dày dặn giúp chống nhiệt tốt cũng như dễ thấm hút mồ hôi và co giãn thoải mái.
5.4 Đồng phục bảo vệ
Nhân viên bảo vệ thường được mặc đồng phục được thiết kế riêng tạo nên sự chỉn chu, giúp khách hàng có cái nhìn thiện cảm hơn về công ty. Trên quần áo của bảo vệ thường được thêm các chi tiết như là huy hiệu, bộ đàm, hàm vai… theo cấp bậc cũng như đặc thù của mỗi đơn vị.
5.5 Đồ bảo hộ ngành điện lực
Đồng phục bảo hộ lao động của nhân viên ngành điện lực cần đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn do nhà nước đặt ra. Mẫu áo phải được may bằng chất liệu dày dặn, có khả năng chống thấm tốt, đặc biệt là có thể cách điện mức trung bình. Nhân viên điện lực sẽ được trang bị thêm mũ dày dặn để bảo vệ an toàn khi tiếp xúc với điện lúc làm việc.
5.6 Đồng phục bảo hộ cho công nhân vệ sinh
Công nhân môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với bụi bẩn, rác thải và điều kiện thời tiết xấu. Do vậy, trang phục của người làm việc ở vị trí này phải đáp ứng các tiêu chí như có độ thoải mái thoáng mát, chất vải mềm mịn và dễ chịu khi mặc. Loại vải phù hợp nhất để may quần áo bảo hộ cho công nhân vệ sinh thường là vải thun, kaki.
5.7 Đồng phục bảo hộ ngành thực phẩm
Đồng phục công nhân làm trong ngành thực phẩm sẽ tiếp xúc thường xuyên với các sản phẩm đông lạnh, tươi sống và nhiều dầu mỡ. Do vậy, mẫu đồng phục bảo hộ được sử dụng trong ngành này sử dụng cần có khả năng khử được mùi tanh, cách nhiệt tốt. Thiết kế của trang phục cũng được đơn giản, không quá bó sát để tạo nên sự thoải mái cho người lao động khi mặc lên.
5.8 Đồng phục bảo hộ kho lạnh
Kho lạnh là nơi khắc nghiệt nên công nhân cần phải được trang bị các bộ trang phục đặc thù như là cách được nhiệt tốt, giữ ấm tối đa, bảo vệ tốt cho cơ thể mà vẫn thuận tiện cho việc di chuyển. Bên cạnh đó, trang phục được may từ chất liệu có thể chịu nhiệt lên tới âm 80 độ C, giúp bảo vệ tốt cho nhiệt độ cơ thể người mặc.
5.9 Đồ lao động nhân viên xăng dầu
Đồng phục phục bảo hộ lao động của ngành xăng dầu cần đáp ứng các tiêu chuẩn được đặt ra bởi bộ lao động. Cụ thể, quần áo phải có khả năng chống thấm hoá chất độc hại bám vào cơ thể, vải dày dặn và có độ bền tốt. Đặc biệt, trang phục cũng cần có độ thoải mái cho người mặc.
5.10 Đồng phục bảo hộ ngành y tế
Đồ bảo hộ ngành y tế cần đáp ứng được các tiêu chí về độ an toàn, sạch sẽ đảm bảo nhu cầu sử dụng cho bác sĩ, y tá và dược sĩ. Trang phục mặc có chất vải thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và có khả năng chống được vi khuẩn có thể lây nhiễm trong quá trình điều trị hay phẫu thuật cho bệnh nhân.
6. Các mẫu đồng phục lao động theo kiểu dáng
Bên cạnh những thiết kế đặc thù của đồ bảo hộ lao động cho từng ngành nghề, các bạn cũng có thể dựa vào form dáng để chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu. Dưới đây là một số mẫu đồng phục bảo hộ lao động theo kiểu dáng cực hiện đại cho bạn tham khảo.
6.1 Áo bảo hộ gile lưới
Áo gile lưới sẽ có độ mỏng nhẹ giúp mang đến cảm giác thoáng mát, thoải mái cho người mặc. Áo có tác dụng phản quang và không dùng cho mục đích bảo hộ nên được dùng để mặc ngoài. Chất liệu thường được sử dụng để may áo gile lưới là kaki có phần phản quang sau lưng và ở trước ngực.
6.2 Áo bảo hộ liền thân
Áo liền thân là đồng phục được thiết kế riêng cho ngành đóng tàu, vận tải biển hay cơ khí. Áo được may liền với quần, được đi dây chun ở giữa lưng áo và quần tầm 3.8 – 5cm để bộ đồ có thể ôm sát cơ thể, giúp người lao động di chuyển dễ dàng hơn.
7. May đồng phục bảo hộ lao động giá rẻ ở đâu chất lượng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cơ sở chuyên cấp các dịch vụ may đồng phục bảo hộ giá rẻ. Khách hàng cần cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn đơn vị may phù hợp tránh tình trạng mua phải hàng kém chất lượng. Đồng phục Ong Vàng tự hào là cơ sở uy tín, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồng phục chất lượng, đảm bảo được sự an toàn cho người sử dụng.
Đặc biệt, đến với Ong Vàng, bạn sẽ được hưởng mức giá tốt nhất cho các sản phẩm được cung cấp. Chúng tôi luôn cam kết đưa đến tay khách hàng các sản phẩm chính hãng. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy hài lòng khi lựa chọn các mẫu áo đồng phục của nhà Ong Vàng. Bởi các sản phẩm tuyệt vời cùng sự phục vụ của đội ngũ nhân viên nhiệt tình và tận tâm.
Trên đây là những chia sẻ về các mẫu đồng phục bảo hộ trong những ngành nghề đặc thù hiện nay. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đọc sẽ tìm được cho đơn vị mình một địa chỉ cung cấp đồ bảo hộ thích hợp. Nếu bạn quan tâm thì có thể liên hệ với Đồng phục Ong Vàng để được tư vấn nhé!